Chùa Quan Âm Đà Nẵng – Ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng

Chùa Quan Âm Đà Nẵng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng. Đến Ngũ Hành Sơn, du khách thường nán lại để thăm ngôi chùa linh thiêng chốn này. Vây Chùa Quan Âm tại Đà Nẵng sẽ mang lại cho du khách những dấu ấn gì? Hãy cùng Danangz khám phá về ngôi chùa này nhé!

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Không gian chùa Quan Âm bình yên

Đôi điều về chùa Quan Âm Đà Nẵng

Chưa đi chưa biết được gì, đi rồi mới biết thanh tâm thế nào! Chùa mẹ Quan Âm mang trong mình không gian yên tĩnh, bình yên. Là nơi mà bao người đến người đi đều luyến tiếc.

Sự tích hình thành ngôi chùa Quan Âm

Ngôi chùa Quan Âm ở Đà Nẵng được hình thành bởi một giấc mơ kỳ diệu. Giấc mơ này được Hoà Thượng Thích Pháp Nhãn trong một lần ngủ thấy.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Một góc tiểu cảnh từ chùa Quan Âm

Cố Hoà Thượng kể lại rằng, trong một lần người ngủ, thầy đã nhìn thấy Ngài Quan Thế Âm linh thiêng đứng yên tại nơi động thiêng. Sau đó, lần theo kí ức của giấc mơ, Cố Hoà Thượng tìm kiếm thấy nơi có dấu tích của thiên nhiên được khắc hoạ bởi hình dáng của tôn tượng Quan Âm.

Vì vậy, với lòng tin yêu đối với Phật Giáo cho nên ngôi chùa Quan Âm Đà Nẵng được ra đời.

Chùa Quán Thế Âm toạ lạc ở vị trí nào

Với sự tích đầy tâm linh trong giấc mơ của cố Hoà Thượng, chùa được xây dựng ở 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Hay ngôi chùa được toạ lạc ở dưới chân núi Kim Sơn – thuộc 1 trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn kỳ vĩ

Ngôi chùa còn có tên gọi khác là chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng. Chùa đã được xây dựng vào năm 1957. Đã tồn tại và trải qua 65 năm cùng đất và người Đà Nẵng. Hiện tại, người đang làm trụ trì chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng là Đại đức Thích Huệ Vinh.

>>Xem thêm: Mê tít vẻ đẹp thanh tao, độc đáo, mới lạ tại khách sạn 3 sao ART Đà Nẵng

Làm thế nào để di chuyển đến Chùa Quan Âm Đà Nẵng

Sau đây, Danangz sẽ hướng dẫn đường đi đến cùng như phương tiện di chuyển đến chùa mẹ Quan Âm Đà Nẵng ăn đứt chị Google nhé!

Các tuyến đường di chuyển

Tuyến trung tâm thành phố Đà Nẵng: Bạn di chuyển đến đường Nguyễn Hữu Thọ, sau đó rẽ phải vào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Chạy một đoạn qua cầu Tiên Sơn, bạn rẽ phải vào đường Lê Văn Hiến. Chạy thẳng một đoạn đến ngã 5, bạn rẽ vào đường Sư Vạn Hạnh là đến

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Di chuyển đến Chùa Quan Âm bằng tuyến đường trung tâm

Tuyến đường biển: Ngược lại, nếu bạn muốn ngắm nhìn biển Đà Nẵng. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng đường biển. Bạn sẽ chạy sang cầu Rồng, chạy thẳng sẽ đến biển. Rẽ phải, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bãi cát trắng và nước biển trong xanh. Sau đó, bạn rẽ phải vào đường Non Nước, chạy thẳng sẽ ra đến đường Sư Vạn Hạnh.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Google map tuyến đường biển

Tổng hợp các hình thức di chuyển đến chùa Quan Âm Đà Nẵng

Bạn có thể tham khảo một số phương tiện để di chuyển đến chùa như sau:

Xe máy: Phương tiện này nhỏ gọn và dễ di chuyển. Nếu bạn không biết thuê xe máy ở đâu, có thể xem qua một số địa chỉ như: Bình Minh, Hữu Vy, Long Phụng, Gia Khánh…Giá thuê xe dao động từ 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ

Xe ô tô: Bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển xe ô tô, dễ dàng, nhanh chóng và mát mẻ.

Grab: Nếu bạn không thuê được xe hoặc không có phương tiện di chuyển. Bạn có thể đặt xe thông qua app Grab. Có 2 phương tiện di chuyển cho bạn chọn là xe máy và ô tô. Giá di chuyển bằng grab xe máy tầm 30.000 VNĐ – 50.000 VNĐ. Xe ô tô sẽ từ 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Con đường đi đến chùa Quan Âm

Taxi: Nếu không kết nối được internet hoặc bạn thích di chuyển bằng taxi. Bạn có thể bắt gặp các taxi trong các tuyến thành phố. Hoặc có thể liên hệ qua hotline: 0236.3.56.56.56 (Mai Linh), 0236.3.72.72.72 (Sông Hàn) … Giá đặt taxi sẽ nhỉnh hơn so với Grap, dao động từ 200.000 VNĐ – 300.000 VNĐ

Theo tour: Ngoài ra, nếu bạn không đi du lịch tự túc. Cũng có thể kết hợp theo tour, phương tiện di chuyển sẽ được công ty tour du lịch đảm bảo. Và trong chuyến hành trình bạn sẽ được tham quan nhiều điểm tham quan trong chương trình tour.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng có gì mà níu chân bao du khách ghé thăm?

Không xa lạ với mảnh đất Đà Nẵng, chùa Quan Âm đã trở thành ngôi chùa đặc biệt. Thế nhưng, với những vị khách xa xôi liệu ở chùa có những điều gì mà ai đến đây cũng đều phải lưu tâm!

Cấu trúc không gian chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng

Đến đây, du khách sẽ được ngỡ ngàng với khuôn viên rộng rãi. Bao phủ là cây cỏ xanh tươi, thoáng đãng. Tạo một bầu không khí an yên, trong lành

Phóng xa tầm mắt, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn. Tượng được điêu khắc với lối kiến trúc độc lạ mà người ta hay gọi là Phật Bà Nghìn Tay Nghìn Mắt.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Chân dung tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Nhìn xa xa, bạn đi vào sau không gian của chùa Quan Âm Đà Nẵng sẽ mở ra khung cảnh thơ mộng, bình dị. Nơi dành cho các phật tử hoặc các du khách ghé thăm chùa được nghỉ ngơi, nạp thêm năng lượng tươi mới.

Động Quan Âm nổi tiếng trong Ngũ Hành Sơn

Nếu động Huyền Không nổi tiếng với khung cảnh nhìn thấy tuyệt tác giữa các lớp đá chen chúc và khoảng trời rọi sáng. Thì Động Quan Âm lại là ẩn thân một nơi kín đáo, che lấp và khó phát hiện.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Nét ma mị tại Động Âm Phủ

Điều đặc biệt, trong động có một bức tượng hoàn toàn được tạo hoá ban tặng. Tượng được khắc hình bởi con rồng uốn cong, lượn múa. Như thể rằng, nơi đây đã được ấn định là nơi ngự trị của mẹ Quán Thế Âm.

Vì hình tượng con rồng là dấu vết mà Hoà Thượng Thích Pháp Nhãn tìm thấy. Vì thế cả tên chùa được đặt là chùa Quan Âm Đà Nẵng và động được đặt tên là Quan Âm.

Thưởng thức vẻ đẹp của bức tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

Ngoài không gian rộng rãi, du khách còn được bắt gặp sự hình ảnh tượng mẹ Quan Âm mang tâm thế từ bi hỷ xả. Hình ảnh đã từng xuất hiện trong giấc mơ của Cố Hoà Thượng Thích Pháp Nhãn.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Tượng mẹ Quan Âm nét đẹp hiền hoà, thiện lành

Tượng mẹ đứng hiên ngang giữa khuôn viên chùa. Đi phía xa hoặc đứng trong chùa, cũng làm cho bao du khách gần xa trông thấy đều được chiêm ngưỡng bởi nét đẹp dịu hiền.

Pháp Hội Đường – Không gian lưu trữ hiện vật cổ Phật Giáo

Điểm đặc sắc ở chùa Quan Âm Đà Nẵng là nơi mà các du khách có thể tìm hiểu về giá trị văn hoá Phật pháp. Bởi Pháp Hội Đường như là một bảo tàng cất giữ hàng trăm hiện vật cổ.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Bảo tàng văn hoá các hiện vật cổ của Phật giáo
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Bảo tàng văn hoá các hiện vật cổ của Phật giáo

Ngoài ra, đến đây còn có thể hành lễ và thờ cúng cùng với các sư cô, phật tử hoặc các du khách gần xa khác. Bởi lẽ những vật cổ sưu tầm, đã mở mang cho chúng ta nhiều kiến thức về Phật giáo. Không chỉ tìm về nơi an yên mà ta cũng có thể thấu hiểu được cuộc sống thông qua các vật cổ được trưng bày.

Lễ hội chùa Quan Âm Đà Nẵng có gì đặc sắc

Nhắc đến Phật Giáo, ngoài chiêm ngưỡng những bức tượng linh thiêng. Các ngôi chùa thường có những lễ hội khác nhau. Về lễ hội ở chùa Quan Bồ Tát thường được diễn ra vào đầu mùa xuân rơi vào ngày 19 tháng 2 âm lịch. Lễ hội được chia ra 2 phần và được thực hiện trong 3 ngày

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Nhiều du khách đến tham gia lễ hội tại chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng

Về phần lễ

Phần lễ được tổ chức theo một trình tự nhất định, vì là phần linh thiêng nên nghi thức diễn ra trang nghiêm.

  • Lễ rước ánh sáng: Lễ đầu tiên được thực hiện vào buổi tối của ngày 18 âm lịch. Ý nghĩa của lễ rước ánh sáng là cầu mong trí tuệ được soi sáng dẫn đường cho chúng sanh, phật tử. Các hoạt động thường gặp trong phần lễ này như là: múa lân, múa rồng…
  • Lễ khai kinh: Sau lễ rước ánh sáng, chùa Quan Âm Đà Nẵng sẽ thực hiện lễ khai vào cùng sáng ngày 19/2 âm lịch. Ý nghĩa của lễ là mong cho quốc thái dân an, mọi thứ suôn sẻ, bình an an lạc
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Các sư thầy đang thực hiện phần lễ của lễ hội
  • Lễ trai đàn chẩn tế: Tiếp nối lễ khai kinh sẽ là lễ trai đàn chẩn tế. Lễ được tổ chức vào sáng ngày 19/2 âm lịch và được thực hiện bởi các người tu hành có đức độ. Nghi thức của lễ này là để cầu siêu cho những người đã mất.
  • Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc: Sau 3 phần lễ trên, lễ này được tổ chức vào cùng buổi sáng ngày 19/2. Các du khách sẽ được tìm hiểu về lòng tư bi của Bồ Tát Quán Thế Âm. Kèm theo là lời cầu nguyện cho đất nước luôn được an yên, yên lành.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Lễ hội diễn ra uy nghiêm và trang trọng
  • Lễ rước tượng Quán Thế Âm: đây được xem là phần lễ quan trọng nhất. Tiếp nối phần lễ, lễ được thực hiện vào buổi sáng cùng ngày. Nghi thức lễ được thực hiện khá đặc sắc bởi tượng Quan Âm sẽ được rước từ chùa Quan Âm Đà Nẵng xuống đến Sông Cò. Mục đích của lễ là cầu mong sự an bình cho các ngư dân đi biển.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Khung cảnh phần lễ rước tượng mẹ Quan Âm

Về phần hội

Nếu bạn không thể tham gia phần lễ vào buổi sáng, thì phần hội vẫn còn để bạn có thể thưởng thức. Bạn sẽ được trải nghiệm và tận mắt nhìn thấy rất nhiều các hoạt động nổi tiếng ở phần hội.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Hoa đăng được thắp sáng trên sông Cò
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Trò chơi đua thuyền diễn ra tại Sông Cò

Một số các hoạt động như là: múa tứ linh, thả đèn, đua thuyền, hát dân ca, hát tuồng…Du khách không nên bỏ lỡ chúng, vì lễ hội chỉ diễn ra vào một ngày trong năm.

>>Xem thêm: Trải nghiệm Tour du lịch Đà Nẵng siêu hấp dẫn tại Tourdanangcity

Ngoài chùa Quan Âm Đà Nẵng, liệu còn những ngôi chùa nào nổi tiếng

Bên cạnh chùa Quan Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng, vẫn còn rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng không kém cạnh.

Chùa Linh Ứng

Được mệnh danh là Tam linh ứng tụ, chùa Linh Ứng được toạ lạc ở 3 vị trí khác nhau của thành phố Đà Nẵng. Đây được xem như là kiềng 3 chân trụ vựng cho mảnh đất du lịch này.

Chùa Linh Ứng bán đảo Sơn Trà

  • Đây là ngôi chùa có tượng phật Quan Âm cao nhất Việt Nam với chiều cao là 67m. Toạ lạc tại bán đảo Sơn Trà với khí hậu mát mẻ, ôn hoà. Khuôn viên chùa rộng rãi, là điểm du lịch mà bất cứ vị khách nào ghé Đà Nẵng cùng không muốn bỏ qua.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Cảnh quan rộng lớn tại chùa Linh Ứng Bán Đảo Sơn Trà
  • Giá vé tham quan: Miễn phí
  • Giá vé giữ xe: bạn có thể trả tiền giữ xe tuỳ tâm, không quy định ràng buộc

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

  • Chùa Non Nước hay còn có tên gọi khác là Chùa Linh Ứng, có tuổi đời khá lâu. Đã chứng kiến và tồn tại cùng lịch qua 300 năm. Chùa nằm kế cạnh chùa Quan Âm Đà Nẵng trong thắng cảnh Ngũ Hành Sơn
  • Ngôi chùa này là được thành lập sớm nhất trong 3 ngôi chùa Linh Ứng Đà Nẵng. Nằm uy nghi giữa ngọn núi Sơn Thuỷ, bao quanh là những ngọn núi hùng vĩ.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Nắng vàng ươm bình dị tại Chùa
  • Nếu bạn đã ghé thăm vào chua Quan Am thì hãy ghé chân qua chùa Linh Ứng nơi đây nữa nhé!
  • Giá vé tham quan: 40.000 VNĐ (người lớn), 10.000 VNĐ (học sinh, sinh viên), miễn phí (trẻ em)

Chùa Linh Ứng Bà Nà Hills

  • Ngôi chùa được toạ lạc tại chốn bồng lai tiên cảnh. Khác với chùa Quan Âm Đà Nẵng, khí hậu trong 1 ngày nơi đây được ví như 4 mùa trong năm.
  • Ngôi chùa được bao phủ bởi sắc xanh của rừng và sắc trắng của mây. Tượng Phật Thích Ca ngôi giữa đất trời mênh mông, vừa an tĩnh lại an yên.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Hình ảnh Đức Phật Di Đà toạ lạc tại chốn bồng lai tiên cảnh
  • Giá vé tham quan chùa: miễn phí
  • Giá vé vào tham quan Bà Nà Hills (chưa bao gồm buffet): 850.000 VNĐ (khách nước ngoài), 550.000 VNĐ (người Đà Nẵng)

Chùa Nam Sơn

  • Nổi tiếng không kém cạnh chùa Linh Ứng hay chùa Quan Âm Đà Nẵng. Chùa Nam Sơn nằm cách xa trung tâm thành phố. Lối kiến trúc của chùa vô cùng độc đáo, mang nét kiến trúc của miền Trung ngày xưa.
  • Không gian của chùa được chia ra khá rõ ràng, rộng rãi, rất dễ đi và khó bị lạc. Đến chùa, ngoài việc cầu xin bình an còn có chỗ gieo quẻ xin xăm
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Cảnh sắc bình yên lòng người tại chùa Nam Sơn
  • Du khách có thể xin quẻ ở ngay dưới chân tượng mẹ Quan Âm. Nhớ số trên quẻ và vào phòng, tra quẻ theo số là sẽ có ngay một lá xăm giải quẻ.
  • Giá vé tham quan: miễn phí

>>Xem thêm: Chùa Hải Tạng nơi linh thiêng trên đảo Cù Lao Chàm

Các điểm tham quan lân cận chùa Quan Âm Đà Nẵng

Vì chùa Phật Bà Quan Âm nằm trong Ngũ Hành Sơn – thắng cảnh nổi tiếng với bao người. Vì thế du khách có thể tham quan một số nơi gần chùa.

Động Huyền Không

Được cho là động đẹp nhất trong tất cả các động ở Ngũ Hành Sơn. Bước vào động, không gian trong động vô cùng lung linh và huyền ảo. Khiến cho bạn rũ bỏ hết tất cả mệt mỏi, tạm niệm trong tâm.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Không gian kỳ ảo, huyền bí giữa thắng cảnh Ngũ Hành Sơn

Động khá thoáng mát và rộng rãi, phía trên động bạn có thể nhìn thấy được một vài khoảng không nhỏ. Nơi đó ánh sáng chiếu sâu vào trong động, không hề tăm tối đáng sợ chút nào.

Động Âm Phủ

Với cái tên đầy ma mị, động Âm Phủ ghi điểm với du khách bởi truyền thuyết về động.

Hồi tưởng về thời vua Minh Mạng, ông cho binh linh khám phá động. Thế nhưng khi đi được vài bước chân thì đuốc sáng lại tắt. Điều này làm cho các binh linh sợ hãi. Vì yếu tố tâm linh không thể đùa được, vì vậy cái tên động Âm Phủ ra đời.

Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Khung cảnh đau khổ, rùng rợn tại động Âm Phủ

Tuy vậy, không gian trong động khá tối tăm. Du khách cần trang bị đèn cho việc tham quan. Mặc dù, động trông khá đáng sợ nhưng vẫn mang lại rất nhiều giá trị văn hoá Phật giáo.

Những lưu ý khi tham quan chùa Quan Âm Đà Nẵng

Vì không thể cưỡng lại vẻ đẹp chốn linh thiêng này, du khách đến tham quan nên lưu ý một số điều khi tham quan chùa Quan Âm.

  • Đầu tiên, du khách nên chú ý về trang phục đi chùa. Nên mang trang nhã và lịch sự. Hạn chế mang váy ngắn hoặc quá phản cảm.
  • Không nên sờ vào các hiện vật, các tượng phật tại chùa.
  • Đi đứng nhã nhặn, nhẹ nhàng. Tránh đùa giỡn ở chốn linh thiêng.
  • Không xả rác khi tham quan chùa.
  • Không đốt hương hoặc các giấy tờ không liên quan ở những nơi không đúng chỗ.
  • Chú ý quan sát trước sau khi di chuyển trong chùa, tránh các tình trạng vấp té.
  • Cuối cùng, các bạn nên chú ý thời gian tổ chức lễ hội để không bỏ lỡ nha.
Chùa Quan Âm Đà Nẵng
Vẻ đẹp an bình chùa Quan Âm bên dòng sông Cò

Với những nét đẹp cổ kính của chùa Quan Âm Đà Nẵng, du khách đến đây không chỉ cầu mong bình an mà còn chữa lành vết thương tâm hồn. Chính những điều đặc biệt ở trên, chùa Quan Âm sẽ là nơi lưu giữ những bước chân của bạn. Hãy vứt bỏ mọi thứ ngoài kia, Danangz hi vọng bạn sẽ luôn được bình an và mạnh khoẻ, bạn nhé!

Xem thêm :

Nguyễn Thu – Danangz.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *