Bức ảnh cưới ông Nguyễn Bá Thanh và bà Lê Thị Quý cùng gia đình, họ hàng là một tư liệu thú vị đối với công chúng. Những bức ảnh này là tư liệu từ 2 cuốn sách: “Người lĩnh xướng bài ca Đà Nẵng” của Đào Trung Hội và …
Bức ảnh cưới ông Nguyễn Bá Thanh và bà Lê Thị Quý cùng gia đình, họ hàng là một tư liệu thú vị đối với công chúng.
Những bức ảnh này là tư liệu từ 2 cuốn sách: “Người lĩnh xướng bài ca Đà Nẵng” của Đào Trung Hội và “Nguyễn Bá Thanh – Một người con Đà Nẵng” của Nguyễn Kim Thành. Hai cuốn này vừa ra mắt trong dịp này.
Có nhiều tấm hình được tác giả sưu tập rất quý giá như ảnh cưới vợ thời trẻ, khoảnh khắc đời thường vui vẻ trong công tác, bên chiếc xe Honda 67.
Thời trẻ, ông Bá Thanh gầy, cao và đầy phong độ.
Bức ảnh cưới ông Nguyễn Bá Thanh và bà Lê Thị Quý cùng gia đình, họ hàng là một tấm ảnh tư liệu thú vị đối với công chúng.
Hai ông bà lập gia đình và có với nhau hai người con – anh Nguyễn Bá Cảnh và chị Nguyễn Hoài An.
Hay như tấm hình chân đi dép nhựa thời ông làm Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Hòa Nhơn 3.
Theo ghi chép lại của Đại tá Đặng Trung Hội, thời còn làm chủ nhiệm hợp tác xã, đích thân ông Thanh đã tất tả khắp nơi xin vật liệu để làm một cây cầu cho bà con ở đây.
Ngày nay, người dân Hòa Nhơn 3 luôn kể lại câu chuyện này để nhắc tới công lao của ông Thanh.
Bức hình đen trắng chụp chiếc xe Honda 67 hiện đã được đưa vào trưng bày tại nhà lưu niệm thuộc khu lăng mộ ông Thanh.
Qua con mắt của nhà báo, Đại tá Đặng Trung Hội cũng sưu tầm nhiều hình ảnh giản dị, gần gũi với nhân dân, cũng là phong cách đặc trưng của cố lãnh đạo Nguyễn Bá Thanh.
Ở ông là sự hiện hữu của hành động, chất phác, không có khoảng cách trong đời sống bên người dân. Như lúc ngồi bệt đánh cờ với dân, đi làm từ thiện trao quà cho người nghèo…
Có một bức hình khá thú vị chụp ông Nguyễn Bá Thanh với mẫu thiết kế đầu rồng (cầu Rồng bắc qua sông Hàn).
Ông từng dành sự quan tâm rất lớn cho việc thiết kế mô hình con rồng. Khi xem bản thiết kế của một công ty Mỹ, ông đã yêu cầu phải sửa lại phần đầu cho hợp với quan niệm của người Việt.
Người Đà Nẵng ví ông Thanh là ‘cha đẻ’ của những cây cầu.
Một số bức hình khác trong cuốn sách “Người lính xướng bài ca Đà Nẵng”:
Cao Thái
Nửa đêm viếng mộ ông Bá Thanh
Bữa cơm giỗ đầu ông Nguyễn Bá Thanh
Hỏi chuyện người đề nghị đặt tên cầu Nguyễn Bá Thanh
Khu lăng mộ và nhà tưởng niệm ông Nguyễn Bá Thanh
Tết này nhớ “đường hoa ông Bá Thanh”
Chuyện ông Bá Thanh đòi đất cho dân từ tay quan tham
Thực hư chuyện đồn về ông Bá Thanh ở nông trường chè
Nốt trầm của ông Bá Thanh
Bài viết liên quan
Tour Bà Nà Hill Đà Nẵng Giá Rẻ – Chiêm Ngưỡng Thiên Đường Nơi Mặt Đất
Festival Huế – Khơi dậy năng lượng tích cực với âm nhạc và văn hóa
Review các trải nghiệm du lịch Đà Nẵng dịp tết nguyên đán 2023